Hiện tượng đèn led nhấp nháy gây ra cảm giác rất khó chịu cho người sử dụng (cảm giác đau mắt). Hiện tượng này không xảy ra với các loại đèn khác nhưng với đèn led lại hay bị, thậm trí là với đèn mới. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này do đâu, cách xử lý như thế nào? Sau đây là 1 vài kinh nghiệm trong quá trình thi công của chúng tôi
1. Đèn Led bị chạm mát
Đây là 1 nguyên nhân gây đau đầu số 1 khi thi công đèn led và nếu không biết sẽ không có cách nào khắc phục được. Hiện tượng này thường xảy ra với đèn led mới lắp lên đã bị nháy ngay, khi thay bằng đèn mới khác đôi khi là cả chấn lưu khác thì đèn led (thường là đèn led âm trần, đèn tuýp led bán nguyệt) vẫn nháy như thường.
Một hiện tượng rất thú vị để phát hiện ra lý do này là khi đèn âm trần, đèn led tuýp chưa lắp lên trần, lên tường thì không bị nháy mà cứ lắp lên lỗ khoét trần thạch cao hoặc đèn tuýp led bán nguyệt được lắp lên tường là nháy.
Nguyên nhân của hiện tượng này là do khi đèn tiếp xúc với kim loại hoặc với tường ẩm (có tính năng dẫn điện) thì đèn led với bản chấn thân nhôm gắn trực tiếp main led sẽ bị dò điện ra ngoài gây ra hiện tượng thiếu điện nên sẽ bị nháy liên tục, thậm trí cả dàn đèn cùng dây nguồn cũng nháy theo. Hiện tượng này rất hay diễn ra ở trần thạch cao do khi khoét lỗ ngay sát vị trí xương thạch cao nên khi lắp đèn chạm xương thạch cao và dò điện
Có 2 cách khắc phục mà chúng tôi tổng kết được sau quá trình thi công như sau:
+ Thứ nhất bẻ cong hoặc cắt phần xương thạch cao chạm đèn để tránh tiếp xúc xương thạch cao với đèn led;
+ Thứ hai: quấn băng dính hoặc nilon (ưu tiên nilon) tại ngay vị trí tiếp xúc với xương thạch cao hay tường ẩm để tránh dò điện.
Với cách khắc phục này chắc chắn đèn âm trần, đèn tuýp led của bạn sẽ không bị nháy nữa.
Đèn Led âm trần (Đèn downlight âm trần)
2. Do chấn lưu đèn led bị hỏng tụ
Tụ trong chấn lưu có chức năng lưu và bù điện, sau quá trình sử dụng lâu dài chức năng này bị yếu đi sẽ dẫn tới hiện tượng tụ điện không lưu hoặc lưu không đủ công suất nên dẫn tới hiện tượng đèn bị nháy.
Hiện tượng này rất hay xảy ra với đèn pha led, đèn led rọi ray, đèn âm trần. Đặc biệt là đèn led rọi ray vì thường dùng trong các shop với tần suất bật lên tới 10h/ngày.
Để xử lý hiện tượng này chỉ còn 1 cách là thay luôn chấn lưu (bên mình thường làm) hoặc là thay tụ cho chấn lưu (cách này yêu cầu kỹ thuật cao mới xử lý được)
Đèn Pha Led
3. Do nguồn điện cấp vào hệ thống đèn led không đủ
Thường công suất đầu vào cho đèn led âm trần hay đèn led rọi ray...là 185 - 240V, nhưng nếu điện áp đầu vào thấp hơn mức 185V thì chắc chắn đèn led sẽ bị nháy và nhanh hỏng.
Hiện tượng này có 2 nguyên nhân:
+ Thứ nhất: có thể do điện lưới đầu vào yếu, trường hợp này chỉ thể dùng ổn áp kéo nên
+ Thứ hai: do dây điện nguồn bé quá, hoặc đấu nối không chuẩn trường hợp này phải có thợ điện xử lý và máy đo dòng để xác định vị trí, nguyên nhân mới xử lý được.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét